+48 22 490 20 44 Trợ giúp cho người nước ngoài sống ở Ba Lan

Thông tin quan trọng

Xin lưu ý rằng thông tin được cung cấp trên trang web này không cấu thành một nguồn pháp luật. Chúng tôi đảm bảo với bạn rằng chúng tôi đã nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng nó tuân thủ luật pháp hiện hành. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng trang web này chỉ dành cho mục đích thông tin và thông tin được cung cấp trên trang web này có thể không được sử dụng trong các tranh chấp với các cơ quan chính phủ. Trong trường hợp nghi ngờ, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với cơ quan tiến hành tố tụng hành chính trong một trường hợp cụ thể và làm quen với các quy định của pháp luật có thể có ảnh hưởng quyết định đến giải pháp của nó.
Bạn cũng có thể liên hệ với đường dây thông tin của chúng tôi migrant.info: +48 22 490 20 44

HỒI HƯƠNG

Hồi hương có nghĩa là trở về quê hương của những người gốc Ba Lan và là một trong những cách để nhập quốc tịch Ba Lan. Quyền này chỉ dành cho những người không có quốc tịch Ba Lan và muốn tái định cư vĩnh viễn đến Cộng hòa Ba Lan

Chính phủ Cộng hòa Ba Lan coi việc tiến hành chiến dich hồi hương là việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức và đền bù cho những bất công lịch sử đối với những người đồng hương chủ yếu đến từ khu vực châu Á của Liên Xô cũ. Đạo luật Hồi hương cho phép trở về nước những người hoặc con cháu của họ, những người do bị trục xuất, đi đày và các cuộc đàn áp dân tộc và chính trị khác, không bao giờ có thể được định cư ở Ba Lan.

Đạo luật cơ bản điều chỉnh vấn đề hồi hương là Đạo luật Hồi hương ngày 9 tháng 11 năm 2000 (Công báo năm 2022, mục 1105).Theo định nghĩa của nó, người hồi hương là một người đến Cộng hòa Ba Lan trên cơ sở thị thực quốc gia nhằm mục đích hồi hương với ý định định cư vĩnh viễn.

Phạm vi lãnh thổ hồi hương

Hồi hương áp dụng cho những người, mà vào ngày 1 tháng 1 năm 2001, thường trú trên lãnh thổ các địa phận:

  1. Armenia,
  2. Azerbaijan,
  3. Georgia,
  4. Kazakhstan,
  5. Kyrgyzstan,
  6. Tajikistan,
  7. Turkmenistan,
  8. Uzbekistan,

và cả phần châu Á của Nga.

Thị thực quốc gia cho mục đích hồi hương

Thị thực quốc gia cho mục đích hồi hương có thể được cấp cho người đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

  1. có nguồn gốc Ba Lan;
  2. trước ngày Đạo luật có hiệu lực (tức là trước ngày 1 tháng 1 năm 2001), cư trú cố định trên lãnh thổ của Cộng hòa Armenia hiện nay, Cộng hòa Azerbaijan, Georgia, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Kyrgyzstan, Cộng hòa Tajikistan, Turkmenistan, Cộng hòa Uzbekistan hoặc phần châu Á của Liên bang Nga .

Người được công nhận gốc Ba Lan là người khai báo thuộc dân tộc Ba Lan và đáp ứng cả hai điều kiện:

  1. ít nhất một trong số cha, mẹ hoặc ông, bà hoặc cả hai ông bà cố của của người đó thuộc dân tộc Ba Lan;
  2. chứng minh được sự liên quan đến bản chất với Ba Lan

Điều kiện liên quan đến dân tộc Ba Lan được coi là đáp ứng nếu ít nhất một trong số cha, mẹ hoặc ông, bà hoặc cả hai ông bà cố của người nộp đơn đã xác nhận là họ thuộc Dân tộc Ba Lan, đặc biệt bằng cách nuôi dưỡng truyền thống và phong tục của Ba Lan.

Bằng chứng khẳng định nguồn gốc Ba Lan có thể là các tài liệu do chính quyền nhà nước hoặc nhà thờ Ba Lan cấp, cũng như các cơ quan có thẩm quyền của Liên Xô cũ cấp, liên quan đến người nộp đơn hoặc cha mẹ, ông bà hoặc các ông bà cố của người đó, cụ thể là:

  • - giấy tờ tùy thân Ba Lan;
  • - hồ sơ hộ tịch hoặc bản sao của chúng hoặc hồ sơ rửa tội xác nhận sự liên quan đến bản chất Ba Lan;
  • - các tài liệu xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong Quân đội Ba Lan, có mục ghi chú về quốc tịch Ba Lan;
  • - các tài liệu xác nhận thực tế bị trục xuất hoặc bỏ tù, có mục ghi chú thông báo về dân tộc Ba Lan;
  • - giấy tờ tùy thân hoặc các tài liệu chính thức khác có mục chi chú thông báo về dân tộc Ba Lan.

Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Ba Lan cũng có thể bao gồm các tài liệu khác, cụ thể là:

  • - về việc phục hồi của người bị trục xuất, có mục chi chú thông báo về dân tộc Ba Lan của người đó;
  • - xác nhận việc bị áp bức một người do nguồn gốc Ba Lan của người đó.

Quyết định trong việc công nhận người nộp đơn là người gốc Ba Lan do lãnh sự ban hành.

Thị thực dành cho vợ / chồng và con cháu (con, cháu, chắt)

Thị thực quốc gia cho mục đích hồi hương cũng có thể được cấp cho vợ / chồng của người hồi hương và con cháu ỏ cấp độ thứ tư cùng với vợ / chồng của họ, nếu họ có ý định cùng người đó đến Ba Lan với ý định định cư lâu dài.

Trẻ vị thành niên còn lại dưới quyền của cha mẹ của người hồi hương cũng được nhập quốc tịch Ba Lan theo đường hồi hương. Trong trường hợp chỉ có một trong hai cha, mẹ là người hồi hương, trẻ vị thành niên chỉ được nhập quốc tịch Ba Lan khi có sự đồng ý của người cha, mẹ còn lại, được thể hiện trong một tuyên bố trước mặt lãnh sự.

Trẻ vị thành niên đủ 16 tuổi chỉ có thể được nhập quốc tịch Ba Lan bằng cách hồi hương sau khi có sự đồng ý của nó.

Thủ tục hồi hương

  1. Nộp đơn xin cấp thị thực quốc gia cho mục đích hồi hương

Người nộp đơn xin thị thực quốc gia cho mục đích hồi hương nộp đơn xin cấp thị thực tại cơ quan lãnh sự Ba Lan có thẩm quyền theo nơi cư trú.

Cùng với đươn cũng phải được đính kèm:

  1. một bức ảnh màu hiện tại của người nộp đơn, không bị hư hại, cỡ 35 mm × 45 mm, được chụp trong vòng 6 tháng trước ngày nộp đơn, có độ sắc nét tốt, cho thấy hình ảnh của khuôn mặt từ đỉnh đầu đến đỉnh vai, Khuôn mặt chiếm 70-80% diện tích bức ảnh, và thể hiện rõ mắt và khuôn mặt trên nền sáng đồng nhất; ảnh chụp người không đội mũ và đeo kính đen, ở tư thế chính diện, mắt mở rộng, không che tóc, có biểu cảm tự nhiên trên khuôn mặt và miệng nhắm nghiền;
  2. sơ yếu lý lịch của người nộp đơn;
  3. bản trích lục khai sinh của người nộp đơn;
  4. tài liệu xác nhận tình trạng hôn nhân hiện tại của người nộ đơn;
  5. những tài liệu xác nhận nơi thường trú trên lãnh thổ được đề cập trong điều 9 khoản 1 điểm 3 của Đạo luật Hồi hương;
  6. bằng chứng xác nhận nguồn gốc Ba Lan, được nêu trong điều 6 của Đạo luật Hồi hương;
  7. các tài liệu khác xác nhận các trường hợp nêu trong đơn xin thị thực hồi hương;
  8. bản tuyên bố rằng các dữ liệu điền trong đơn là đúng sự thật, chịu trách nhiệm hình sự vì những lời khai không đúng sự thực.

Cũng cần phải xuất trình hộ chiếu hợp lệ.

  1. Xem xét đơn về việc công nhận người nộp đơn là người gốc Ba Lan

Trên cơ sở các tài liệu đã xuất trình và phỏng vấn người nộp đơn, lãnh sự sẽ đánh giá xem người đó có đáp ứng các điều kiện quy định trong đạo luật hay không và ra quyết định công nhận hoặc từ chối công nhận người đó là người gốc Ba Lan.

  1. Chuyển đơn đến Bộ Nội vụ và Hành chính

Sau khi xác định người xin thị thực hồi hương là người gốc Ba Lan, lãnh sự chuyển hồ sơ lên ​​Bộ Nội vụ và Hành chính để xin đồng ý cấp thị thực.

  1. Cấp thị thực hồi hương

Sau khi được sự đồng ý của Bộ Nội vụ và Hành chính, lãnh sự có thể cấp thị thực hồi hương.

Thời hạn hiệu lực của thị thực là 12 tháng - người có thị thực nên đến Ba Lan vào trong thời gian này.

Thị thực quốc gia cho mục đích hồi hương được lãnh sự cấp khi xuất trình một trong các điều kiện định cư sau::

  • - bằng chứng về việc có một căn hộ và các nguồn thu nhập ở Cộng hòa Ba Lan

 

hoặc

  • - bằng chứng về việc có bảo đảm chỗ ở và nguồn chi phí sinh hoạt ở Cộng hòa Ba Lan..

Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện định cư là văn bản xác nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với căn hộ có thời hạn không dưới 12 tháng và giấy chứng nhận có việc làm hoặc hợp đồng lao động có thời hạn không dưới 12 tháng.

Bằng chứng xác nhận đảm bảo các điều kiện để định cư là:

  1. quyết định của Đặc mệnh toàn quyền của Chính phủ về vấn đề Hồi hương trong việc cấp chỗ trong trung tâm thích ứng cho người hồi hương hoặc
  2. nghi quyết của Hội đồng xã có bao gồm nghĩa vụ bảo đảm các điều kiện để định cư trong thời gian ít nhất là 2 năm, hoặc
  3. tuyên bố của một công dân Ba Lan, pháp nhân hoặc đơn vị tổ chức không có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại Ba Lan, có bao gồm nghĩa vụ cung cấp chỗ ở trong thời gian ít nhất 2 năm. Tuyên bố của một công dân Ba Lan chỉ có thể liên quan đến con cháu, cha mẹ, ông bà hoặc anh chị em của người đó.

Việc thiếu các điều kiện để định cư ở Ba Lan gây ra việc là lãnh sự chỉ có thể đưa ra quyết định về việc đủ tiêu chuẩn để được cấp thị thực hồi hương. Chỉ sau khi xuất trình bằng chứng xác nhận đủ điều kiện định cư tại Ba Lan thì lãnh sự mới cấp thị thực hồi hương..

Cho ứng cử viên hồi hương không có điều kiện định cư ở Ba Lan, thông qua lãnh sự sẽ được giới thiệu:

  • - căn hộ và các nguồn để chi phí sinh hoạt từ danh sách do Đặc mệnh Toàn quyền Chính phủ về Hồi hương quản lý;
  • - đề xuất cấp một chỗ trong trung tâm thích nghi cho người hồi hương.

Các đề xuất này được giới thiệu theo thứ tự nộp đơn xin thị thực quốc gia cho mục đích hồi hương. Trước hết, chúng được cung cấp cho những người bị trục xuất và bị bức hại vì lý do dân tộc hoặc chính trị, những người mà tuổi tác và sức khỏe kém biện minh cho việc hồi hương nhanh chóng của họ.

Quyết định về việc cấp một chỗ trong trung tâm thích nghi do Đặc mệnh toàn quyền Chính phủ về Hồi hương ban hành..

Tình trạng của các thành viên không có nguồn gốc Ba Lan trong gia đình người hồi hương

Nếu người vợ hoặc chồng không muốn tận dụng khả năng nhận được thị thực hồi hương nhưng có ý định thường trú cùng với người hồi hương trên lãnh thổ của Cộng hòa Ba Lan, người đó có thể xin giấy phép cư trú cố định. Nó được cấp hoặc từ chối bởi Trưởng Văn phòng người ngoại quốc.

Thủ tục trên cũng áp dụng cho một trẻ vị thành niên còn lại dưới quyền cha mẹ của người hồi hương, nếu người cha hoặc mẹ thứ hai không đồng ý cho đứa trẻ được nhập quốc tịch Ba Lan. Trong cả hai trường hợp trên, đơn xin cấp giấy phép cư trú cố định được đính kèm với đơn xin thị thực quốc gia cho mục đích hồi hương.

Trung tâm thích nghi cho người hồi hương

Việc cấp một chỗ trong trung tâm thích nghi cho người hồi hương được coi là một trong những bằng chứng xác nhận rằng các điều kiện để định cư được đảm bảo.

Quyết định về việc cấp một chỗ trong trung tâm thích nghi do Đặc mệnh toàn quyền Chính phủ về Hồi hương ban hành. Quyết định được ban hành sau khi lãnh sự trình bày sự đồng ý bằng văn bản của những người quan tâm để được đưa vào trung tâm thích ứng. Khi ban hành quyết định, Đặc mệnh toàn quyền tính đến thời gian chờ đợi để được cấp thị thực cho mục đích hồi hương.

Thời hạn để ra quyết định bố trí vào trung tâm là 3 năm kể từ khi đủ điều kiện xin thị thực hồi hương. Nếu các trung tâm không còn chỗ trống, thời hạn này có thể kéo dài thêm thời gian không quá 2 năm.

Thời gian lưu trú của người hồi hương trong trung tâm kéo dài tới 90 ngày. Trong trường hợp, khi người hồi hương không làm việc để có thu nhập vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của mình hoặc không có nơi cư trú mới, thời gian lưu trú tại trung tâm có thể được kéo dài bằng quyết định của Đặc mệnh toàn quyền không quá 90 ngày nữa.

Tại các trung tâm thích ứng, người hồi hương được cung cấp:

  • - chỗ ở trong phòng thích hợp với độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của người hồi hương;
  • - nuôi ăn cả ngày bao gồm 3 bữa ăn, trong đó có 1 bữa ăn nóng và đồ uống;
  • - quyền lui tới sử dụng các phòng và thiết bị cả ngày đêm để cho phép tự chuẩn bị bữa ăn;
  • - cả ngày đêm được tiếp cận các thiết bị vệ sinh và vệ sinh;
  • - các sản phẩm làm sạch cần thiết để duy trì vệ sinh cá nhân, trong đó cả những sản phẩm dành cho trẻ vị thành niên;
  • - khả năng gọi điện thoại với chi phí của mình. Trong những trường hợp đặc biệt hợp lý, các chi phí có thể do trung tâm chịu;
  • - truy cập Internet miễn phí;
  • - cơ hội tham gia các lớp học thích ứng và hội nhập và các lớp học cho phép học về lịch sử, truyền thống và phong tục của Ba Lan, cũng như các khóa học tiếng Ba Lan và các khóa học chuyên môn.

Tại các trung tâm thích ứng cho người hồi hương, các lớp học được tiến hành (bằng ngôn ngữ mà người hồi hương hiểu được) về:

  • - hệ thống y tế;
  • - hệ thống giáo dục;
  • - an toàn công cộng;
  • - chính sách ủng hộ gia đình và trợ giúp xã hội;
  • - thị trường lao động và quyền của người lao động;
  • - quyền của người khuyết tật và các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận khuyết tật hoặc mức độ khuyết tật.

Đặc mệnh toàn quyền về hồi hương của Chính phủ thực hiện việc giám sát các trung tâm thích ứng.

Những bước đầu tiên sau khi người hồi hương đến Ba Lan

Tại nơi định cư, người hồi hương có nghĩa vụ:

  1. đăng ký tại Văn phòng Ủy ban Hộ tịch địa phương giấy chứng nhận hộ tịch của bạn (giấy khai sinh, đang ký kết hôn, v.v.) cùng với bản dịch tuyên thệ sang tiếng Ba Lan, trừ khi người nộp đơn xin thị thực quốc gia cho mục đích hồi hương, khi xuất trình bằng chứng xác nhận sở hữu hoặc đảm bảo các điều kiện để định cư, có nộp đơn cho lãnh sự, trước khi đến Ba Lan, với yêu cầu soạn thảo giấy chứng nhận hộ tịch Ba Lan (khi đó lãnh sự chuyển đơn cùng với các tài liệu cho Trưởng ban Hộ tịch của địa phương được lựa chọn bởi người xin thị thực quốc gia với mục đích hồi hương);
  2. trình diện đến Phòng Công dân và Người nước ngoài của Văn phòng Tỉnh có thẩm quyền theo nơi cư trú để nhận được từ Tỉnh trưởng giấy chứng nhận có quốc tịch Ba Lan. Giấy chứng nhận được cấp trên cơ sở hộ chiếu có thị thực đã dán cho mục đích hồi hương và khi xuất trình bản sao hồ sơ hộ tịch được lập tại Ủy ban Hộ tich Ba Lan;
  3. Nộp đơn lên Ủy ban Thành phố hoặc Ủy ban xã để xin cấp chứng minh thư nhân dân, đăng ký hộ khẩu thường trú và xin số PESEL.

 

TRỢ GIÚP CHO NGƯỜI HỒI HƯƠNG SAU KHI ĐẾN BA LAN

  1. Hỗ trợ tài chính một lần

Đặc mệnh toàn quyền về Hồi hương của Chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính một lần cho người hồi hương và các thành viên trong gia đình trực hệ của họ để:

  1. trang trải chi phí đi lại, bay và vận chuyển tài sản đến Cộng hòa Ba Lan với số tiền gấp đôi giá vé tàu từ ga gần nhất nơi cư trú của người hồi hương đến nơi định cư ở Ba Lan;
  2. thu xếp cuộc sống và duy trì hàng ngày, với số tiền gấp đôi tổng lương trung bình hàng tháng;
  3. trang trải các chi phí liên quan đến việc bắt đầu giáo dục ở Ba Lan cho các trẻ vị thành niên bắt buộc đi học với số tiền bằng mức lương trung bình hàng tháng cho mỗi trẻ em.

Lãnh sự cũng có thể hỗ trợ chi phí đi lại. Điều này áp dụng cho những người được lãnh sự cấp thị thực hồi hương và những người không có đủ tài chính để trang trải chi phí đi lại đến Cộng hòa Ba Lan.

  1. Hỗ trợ tài chính cho việc sửa chữa, thich nghi hoặc trang bị đồ đạc căn hộ

Starosta có thẩm quyền về nơi cư trú của người hồi hương, theo yêu cầu của họ, sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính để trang trải một phần chi phí liên quan đến việc sửa chữa, thích nghi hoặc trang bị căn hộ. Số tiền hỗ trợ tối đa là 6.000 PLN cho mỗi người hồi hương và mỗi thành viên trong gia đình gần nhất của họ. Số tiền này có thể được điều chỉnh hàng năm.

Người hồi hương có thể nộp đơn nêu trên trong vòng hai năm kể từ ngày được nhập quốc tịch Ba Lan.

  1. Hỗ trợ tài chính để đáp ứng nhu cầu nhà ở

Đặc mệnh toàn quyền về hồi hương của Chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người hồi hương trên cơ sở:

  1. tuyên bố của một công dân Ba Lan là con cháu, cha ma, ông bà hoặc anh chị em ruột của họ, có cam đoan đảm bảo các điều kiện để định cư trong thời gian ít nhất 2 năm, hoặc
  2. Quyết định của Đặc mệnh toàn quyền về việc cấp một chỗ trong trung tâm thích ứng.

Hỗ trợ được cung cấp dưới hình thức một khoản thanh toán bổ sung cho:

  • - trả tiền thuê một căn hộ hoặc một tòa nhà dân cư (không quá giá mặt bằng quy định trong hợp đồng),
  • - phí chỗ ở trong nhà sinh viên (đến 300 PLN mỗi tháng),
  • - chi phí mua một căn hộ hoặc một tòa nhà dân cư (đến 300 PLN mỗi tháng).

Tổng số tiền hỗ trợ tài chính nói trên không được vượt quá 25.000 PLN cho mỗi người hồi hương và mỗi thành viên trong gia đình gần nhất của họ.

Hỗ trợ tài chính để đáp ứng nhu cầu nhà ở có thể được cung cấp trong thời gian không quá 10 năm kể từ ngày người hồi hương đến Ba Lan hoặc người đó rời khỏi trung tâm thích ứng.

Hoàn trả lại số tiền hỗ trợ nhà ở đã được cấp

Người hồi hương sẽ phải trả lại số tiền hỗ trợ đã được cấp, được giảm 10% số tiền của họ cho mỗi năm đã qua kể từ khi hỗ trợ được cấp, nếu căn nhà được mua bằng cách sử dụng hỗ trợ tài chính được bán trước khi hết 10 năm.

Người hồi hương không có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hỗ trợ đã được cấp nếu:

  1. trong thười hạn 180 ngày kể từ ngày bán bất động sản, xuất trình cho Đặc mệnh toàn quyền bản trích lục chứng thư công chứng xác nhận việc mua một căn hộ hoặc tòa nhà dân cư khác;
  2. chi phí mua căn hộ hoặc tòa nhà khác không thấp hơn số tiền phải hoàn trả.

      4. Hỗ trợ của xã trong việc sửa chữa, thích nghi hoặc trang bị nhà ở

Xã có thể cung cấp cho người hồi hương sự hỗ trợ bao gồm việc tiến hành sửa chữa, thích nghi hoặc trang bị nhà ở. Để thực hiện nhiệm vụ này, xã nhận được khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước lên đến 6.000 PLN cho mỗi người hồi hương và cho mỗi thành viên trong gia đình gần nhất của họ.

Hỗ trợ bằng cách tiến hành sửa chữa, thích nghi hoặc trang bị nhà ở sẽ không được cấp cho người hồi hương mà xã đã cung cấp nhà ở cho họ.

  1. Hỗ trợ trong việc học tiếng Ba Lan và thích nghi với điều kiện sống mới

Người hồi hương có thể được hỗ trợ bằng cách đảm bảo cho tham gia các khóa học miễn phí tiếng Ba Lan và sự thích nghi trong xã hội Ba Lan.

Các khóa học được cung cấp bởi Trung tâm Phát triển Giáo dục Ba Lan ở nước ngoài. Mẫu đơn đang ký có thể được tải xuống từ trang web www.orpeg.pl

Ngoài ra, tại các trung tâm thích nghi dành cho người hồi hương, được cung cấp việc tham gia các lớp học thích ứng và hội nhập, các lớp học cho phép tìm hiểu về lịch sử, truyền thống và phong tục của Ba Lan cũng như các khóa học tiếng Ba Lan và các khóa học nghề.

  1. Tiếp cận dịch vụ y tế trong thời gian đầu cư trú tại Ba Lan

Những người hồi hương có quyền sử dụng dịch vụ y tế trong thời gian đến 90 ngày tính từ ngày vượt qua biên giới Cộng hòa Ba Lan. Sau thời gian này, họ phải tuân theo các quy định liên quan đến dich vụ y tế giống như tất cả công dân Ba Lan.

Cần nhớ rằng việc sử dụng miễn phí các quyền lợi trên không liên quan đến thời gian ở trong trung tâm thích nghi. Trong những tình huống đặc biệt, người hồi hương có thể ở lại trung tâm thích nghi thậm chí đến 180 ngày, nhưng điều này không kéo dài thời gian được sử dụng dịch vụ y tế miễn phí.

  1. Kích hoạt nghề nghiệp của người hồi hương

Starosta có thẩm quyền theo nơi cư trú của người hồi hương có thể đảm bảo kích hoạt nghề nghiệp cho người đó. Điều này có thể được thực hiện bằng cách:

  1. hoàn lại một phần chi phí nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
  2. hoàn lại một phần chi phí mà người sử dụng lao động phải chịu để sử dụng người hồi hương (ví dụ: tạo việc làm, đào tạo, tiền lương).

Chi phí kích hoạt chuyên môn có thể được hoàn lại không muộn hơn 5 năm từ khi người hồi hương được nhập quốc tịch Ba Lan và với điều kiện người hồi hương đã được làm việc ít nhất 24 tháng.

Có thể sử dụng một hoặc nhiều hình thức kích hoạt nghề nghiệp nêu trên, nhưng tổng số chi phí liên quan không được vượt quá mười hai lần mức lương bình quân hàng tháng của quý trước ngày ký hợp đồng đầu tiên.

  1. Người hỗ trợ người hồi hương

Người hồi hương có thể được chỉ định một người sẽ hỗ trợ họ hòa nhập. Một người như vậy có thể được chỉ định bởi Chủ tịch xã, Thị trưởng hoặc Chủ tịch thành phố, theo yêu cầu của người hồi hương, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của họ. Nó có thể là kết quả của:

  • - tuổi già;
  • - tình trạng sức khỏe;
  • - thiếu kỹ năng thích ứng;
  • - không sử dụng tiếng Ba Lan ở một mức độ đủ.

Sự giúp đỡ của người hỗ trợ gồm có:

  • - cung cấp thông tin về cách giải quyết các vấn đề liên quan đến chăm sóc y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội và việc làm;
  • - hỗ trợ người hồi hương giải quyết các vấn đề nêu trên, đặc biệt là liên quan đến việc chuẩn bị các công văn thay mặt họ;
  • - cùng có mặt với người già hồi hương trong các lần khám bệnh.

Với sự đồng ý của người hồi hương, người hỗ trợ có thể nộp đơn cho các cơ quan và tổ chức của nhà nước dề nghị cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ người hồi hương.

Người hỗ trợ được chỉ định không quá 2 năm.

Đánh giá chúng tôi

Thêm phản hồi
Please add 5 and 4.