Ở LẠI BA LAN CỦA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TỪ BÊN NGOÀI EU
Những người nước ngoài có quyền xin giấy phép cư trú tạm thời cho các thành viên gia đình của người nước ngoài sống ở Ba Lan là:
- vợ, chồng (cuộc hôn nhân phải được luật pháp Ba Lan công nhận);
- trẻ vị thành niên (vào ngày nộp đơn chưa tròn 18 tuổi) - không chỉ là con ruột, mà còn là con nuôi, hoặc là đứa trẻ khác phụ thuộc vào người nước ngoài và người mà người đó thực sự thực hiện quyền cha mẹ (ví dụ: con của vợ, chồng người đó từ mối quan hệ trước đây);
- người giám hộ hợp pháp của trẻ vị thành niên cư trú tại Ba Lan không có người đi kèm, trẻ đã được cấp quy chế tị nạn hoặc bảo hộ bổ sung. Trong trường hợp như vậy, đơn phải được nộp trong vòng 6 tháng kể từ khi cấp quy chế tị nạn hoặc cấp sự bảo hộ bổ sung cho trẻ vị thành niên
Các thành viên gia đình của người nước ngoài sống ở Ba Lan có thể đoàn tụ với người đó trên đất nước Ba Lan bằng cách xin giấy phép cư trú tạm thời, nếu bản thân người đó đang được cư trú tại Ba Lan:
- trên cơ sở giấy phép cư trú cố định;
- trên cơ sở giấy phép cư trú dài hạn của cư dân EUE;
- liên quan đến việc cấp cho người đó quy chế tị nạn
- liên quan đến việc được cấp bảo hộ bổ sung;
- ít nhất trong thời gian 2 năm trên cơ sở các giấy phép cư trú tạm thời tiếp theo, với điều kiện trước khi nộp đơn xin giấy phép cư trú tạm thời cho thành viên gia đình - trên cơ sở giấy phép của người đó được cấp với thời hạn lưu trú không dưới 1 năm;
- Trên cơ sở giấy phép cư trú tạm thời với mục đích thực hiện nghiên cứu khoa học;
- Trên cơ sở giấy phép cư trú tạm thời được cấp cho mục đích nghiên cứu khoa học, khi người nước ngoài nhận được giấy phép cư trú này theo điều 1 khoản 2 mục a của Quy định Hội đồng số 1030/2002, với chú thích "nhà khoa học", do một Quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu Âu ban hành, nếu hợp đồng về việc tiếp nhận người nước ngoài với mục đích thực hiện một dự án nghiên cứu được ký kết với đơn vị khoa học có liên quan của quốc gia đó dự định là việc tiến hành nghiên cứu khoa học cũng ở trên lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan;
- trên cơ sở giấy phép cư trú tạm thời để làm việc trong ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao (cái gọi là Thẻ Xanh);
- trên cơ sở giấy phép cư trú tạm thời để thực hiện công việc theo sự điều chuyển trong nội bộ công ty;
- trên cơ sở giấy phép cư trú tạm thời được cấp với mục đích sử dụng di chuyển lâu dài;
- liên quan đến việc cấp giấy phép đồng ý cho cư trú vì lý do nhân đạo.
Chú ý! Nếu người nước ngoài đang ở bên ngoài Ba Lan, đơn xin giấy phép cư trú tạm thời với mục đích đoàn tụ gia đình sẽ do người nước ngoài (vợ, chồng hoặc cha mẹ) cư trú tại Ba Lan nộp. Điều quan trọng là việc nộp đơn trong trường hợp này cần có sự đồng ý bằng văn bản của người nước ngoài đang ở bên ngoài Ba Lan. Sự đồng ý này cũng giống như việc cấp giấy ủy quyền thay mặt cho thành viên gia đình thực hiện thủ tục nêu trên.
Sau khi được cấp quyết định cho phép cư trú tạm thời, người nước ngoài đang cư trú tại Ba Lan có thể chuyển cho thành viên gia đình của mình để có thể xin thị thực vào Ba Lan tại Đại sứ quán (hoặc lãnh sự quán) của Cộng hòa Ba Lan. Thành viên gia đình sẽ trực tiếp nhận thẻ cư trú tại Ba Lan.
Chú ý! Nếu người nước ngoài, người mà thành viên gia đình đang muốn đoàn tụ, không đáp ứng các điều kiện nêu trên (ví dụ: người đó đang lưu trú tại Ba Lan theo diện thị thực hoặc giấy phép cư trú tạm thời trong thời gian ngắn hơn 2 năm), thì thành viên gia đình của người này có thể nộp đơn xin giấy phép cư trú tạm thời được cấp do những hoàn cảnh khác. Chi tiết về thủ tục này được mô tả trong tab CƯ TRÚ TẠM THỜI / CÁC HOÀN CẢNH KHÁC.
Nếu có lý do chính đáng vì lợi ích quan trọng của người nước ngoài, người đó cũng có thể được cấp giấy phép cư trú tạm thời với mục đích đoàn tụ gia đình, trong các trường hợp:
- ly hôn, ly thân hoặc góa bụa của người nước ngoài đó, nếu người đó đã kết hôn, được pháp luật Cộng hòa Ba Lan công nhận, với người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Ba Lan trên cơ sở một trong các điều kiện nêu trên;
- sự qua đời của cha, mẹ là người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan trên cơ sở một trong các điều kiện nêu trên;
- cái chết của đứa con chưa thành niên đã được cấp quy chế tị nạn hoặc sự bảo hộ bổ sung.
Trong trường hợp này, giấy phép được cấp một lần, với thời hạn không quá 3 năm và người nộp đơn là người nước ngoài phải chứng minh rằng mình có nguồn thu nhập ổn định, có bảo hiểm y tế và nơi cư trú tại Ba Lan.
GIẤY TỜ CẦN THIẾT
Trong trường hợp xin giấy phép cư trú tạm thời với mục đích đoàn tụ gia đình, ngoài các giấy tờ cơ bản nêu tại tab CƯ TRÚ TẠM THỜI - THÔNG TIN CHUNG, người nước ngoài còn phải nộp thêm:
- tài liệu xác nhận thực tế sống ở Ba Lan, ví dụ: hợp đồng thuê nhà, hợp đồng cho mượn nhà, giấy chứng nhận (đặt phòng) từ khách sạn;
- các tài liệu xác nhận mức độ quan hệ họ hàng hoặc quan hệ được luật pháp Cộng hòa Ba Lan công nhận (hồ sơ hộ tịch: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn);
- các tài liệu xác nhận rằng người nước ngoài, là người mà thành viên gia đình dự định sống cùng tại Ba Lan, có giấy phép cư trú theo yêu cầu của pháp luật (ví dụ: quyết định cấp giấy phép cư trú cố định);
- các tài liệu xác nhận có nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân và cho các thành viên phụ thuộc trong gia đình (ví dụ: hợp đồng lao động của vợ, chồng mà người nước ngoài nộp theo đơn cùng với bản tuyên bố về số người phụ thuộc);
- các tài liệu xác nhận có bảo hiểm y tế hoặc có công ty bảo hiểm trang trải chi phí điều trị ở Ba Lan (ví dụ: bản in từ ZUS - ZUS ZCNA);
- trong trường hợp là vợ chồng: các giấy tờ xác nhận việc chung sống và điều hành một hộ gia đình chung, bao gồm ví dụ: ảnh chụp chung, hợp đồng thuê nhà chung hoặc chứng thư về nhà, căn hộ chung.
Chú ý! Danh sách trên không thể được coi là đầy đủ. Bộ hồ sơ cần thiết để xin giấy phép cư trú tạm thời cho mục đích đoàn tụ gia đình có thể khác nhau do hoàn cảnh của người nước ngoài và ủy ban nơi người nước ngoài xin giấy phép tạm trú.