+48 22 490 20 44 Trợ giúp cho người nước ngoài sống ở Ba Lan

SỰ TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC XUẤT XỨ

Người nước ngoài có nghĩa vụ rời khỏi Ba Lan trước khi hết thời hạn lưu trú mà họ được phép trên cơ sở thị thực Schengen hoặc thị thực quốc gia và trước khi hết thời hạn hiệu lực của thị thực.

Người nước ngoài có nghĩa vụ rời khỏi Ba Lan trước khi giấy phép cư trú tạm thời hết hạn..

Người nước ngoài có nghĩa vụ rời Ba Lan trong vòng 30 ngày kể từ ngày quyết định cuối cùng có hiệu lực (hoặc trong trường hợp cơ quan phúc thẩm ban hành quyết định - kể từ ngày quyết định được giao):

- về việc từ chối gia hạn thị thực Schengen hoặc thị thực quốc gia, từ chối cấp cho giấy phép cư trú tạm thời, giấy phép cư trú cố định, giấy phép cư trú dài hạn của cư dân EU hoặc quyết định ngừng thủ tục đối với những vấn đề này hoặc thu hồi giấy phép đã cấp cho người nước ngoài;

- về việc từ chối cấp cho người đó quy chế tị nạn hoặc sự bảo vệ bổ sung, về việc thừa nhận đơn xin bảo hộ quốc tế là không được chấp nhận, về việc ngừng thủ tục cấp cho sự bảo hộ quốc tế hoặc quyết định tước bỏ quy chế tị nạn hoặc sự bảo vệ bổ sung của anh ta, hoặc

- về việc thu hồi giấy phép đồng ý cho cư trú vì lý do nhân đạo.

Người nước ngoài lưu trú tại Ba Lan theo chế độ miễn thị thực có nghĩa vụ rời khỏi Ba Lan trước khi hết thời hạn quy định trong thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa nước xuất xứ của người nước ngoài và Ba Lan về việc miễn thị thực.

 

QUYẾT ĐỊNH BUỘC NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỒI HƯƠNG CÓ THỂ ĐƯỢC BAN HÀNH CHO AI?

Quyết đinh buộcngười nước ngoài hồi hương có thể được ban hành đối với người nước ngoài:

  1. Đang hoặc đã lưu trú ở Ba Lan mà không có thị thực hợp lệ hoặc giấy tờ hợp lệ khác cho phép anh ta và cư trú ở Ba Lan, nếu đòi hỏi hoặc đã đòi hỏi phải có thị thực hoặc giấy tờ khác;
  2. Đã không rời khỏi Ba Lan sau khi sử dụng hết thời gian lưu trú được phép trong lãnh thổ của (tất cả hoặc một số) quốc gia khối Schengen mà người đó được phép đến mà không cần có thị thực, trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào, trừ khi các thỏa thuận quốc tế có quy định khác;
  3. Đã không rời khỏi Ba Lan sau khi sử dụng thời hạn lưu trú được phép ghi trong thị thực Schengen trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào, hoặc sau khi sử dụng thời gian lưu trú được phép trên cơ sở thị thực quốc gia;
  4. Đang àm việc hoặc đã làm việc mà không có giấy phép lao động được yêu cầu hoặc giấy tuyên bố của người sử dụng lao động đã đăng ký về việc ủy thác công việc cho người nước ngoài, hoặc đã bị phạt vì lao động bất hợp pháp;
  5. Đã tiến hành hoạt động kinh doanh trái với luật pháp Ba Lan hoặc
  6. Không có đủ nguồn tài chính cần thiết để trang trải chi phí sinh hoạt tại Ba Lan, cho việc trở lại nước xuất xứ hoặc nơi cư trú;
  7. Dữ liệu người nước ngoài đã bị nhập vào danh sách những người nước ngoài mà việc lưu trú trên lãnh thổ của Ba Lan là không có lợi;
  8. Dữ liệu người nước ngoài đã bị nhập vào Hệ thống thông tin Schengen với mục đích từ chối nhập cảnh nếu người đó đang lưu trú ở Ba Lan trong khuôn khổ chuyến du lịch miễn thị thực hoặc trên cơ sở thị thực Schengen (điều này không áp dụng cho các trường hợp mà cơ sở lưu trú là thị thực Schengen chỉ cho phép nhập cảnh và lưu trú trên lãnh thổ của Ba Lan);
  9. Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc bảo vệ trật tự an toàn công cộng, không được lưu trú tại Ba Lan;
  10. Đã vượt biên hoặc cố gắng vượt biên trái pháp luật;
  11. Với bản án cuối cùng ra tại Ba Lan đã bị kết án tù phải thi hành án và có căn cứ để tiến hành tố tụng chuyển người này ra nước ngoài (dẫn độ) nhằm mục đích thi hành bản án đã áp dụng đối với anh ta;
  12. Lưu trú ngoài khu vực cận biên giới, nơi người đó được phép lưu trú theo giấy phép giao thông biên giới của địa phương;
  13. Lưu trú tại Ba Lan sau khi hết thời hạn lưu trú mà được phép trên cơ sở giấy phép lưu thông biên giới của địa phương;
  14. Việc người nước ngoài tiếp tục lưu trú ở Ba Lan sẽ gây ra mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng đã được xác nhận qua kiểm tra y tế hoặc đối với các mối quan hệ quốc tế của một Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu khác;
  15. Mục đích và điều kiện lưu trú của người nước ngoài tại Ba Lan không phù hợp với mục đích đã khai báo, trừ khi pháp luật cho phép thay đổi;
  16. Đã được ban hành quyết định từ chối cấp quy chế tị nạn hoặc bảo hộ bổ sung, quyết định công nhận đơn xin bảo hộ quốc tế là không được chấp nhận, ngừng thủ tục cấp phép bảo hộ quốc tế hoặc rút quy chế tị nạn hoặc bảo hộ bboor sung, và người nước ngoài chưa rời khỏi lãnh thổ Ba Lan trong thời hạn đã định, hoặc đang ở trong một trung tâm có canh gác hoặc đang ở trong trại tạm giam dành cho người nước ngoài.

 

KHI NÀO THÌ THỦ TỤC BUỘC NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỒI HƯƠNG KHÔNG ĐƯỢC KHỞI XƯỚNG?

Các thủ tục buộc người nước ngoài hồi hương sẽ không được khởi xướng nếu:

  1. Người nước ngoài đang hưởng quy chế tị nạn hoặc được bảo hộ bổ sung;
  2. Người nước ngoài đã được cấp giấy phép đồng ý cho cư trú vì lý do nhân đạo hoặc giấy phép đồng ý châm chước lưu trú;
  3. Người nước ngoài đã được cấp giấy phép cư trú tạm thời do việc ở lại Ba Lan là bắt buộc do sự cần thiết phải tôn trọng cuộc sống gia đình theo ý nghĩa của Công ước Bảo vệ Quyền con người và Quyền tự do Cơ bản;
  4. Người nước ngoài đã được cấp giấy phép cư trú tạm thời do việc rời Ba Lan vi phạm các quyền của trẻ em được quy định trong Công ước về Quyền trẻ em;
  5. Người nước ngoài là vợ hoặc chồng của công dân Ba Lan hoặc của người nước ngoài có giấy phép cư trú cố định hoặc giấy phép cư trú dài hạn của cư dân EU (với điều kiện là việc người nước ngoài lưu trú không gây nguy hiểm đến quốc phòng, an ninh của nhà nước hoặc việc bảo vệ trật tự an toàn công cộng), trừ khi mục đích của cuộc hôn nhân là để lách quy định pháp luật;
  6. Người nước ngoài đang lưu trú ở Ba Lan theo cơ sở thị thực Schengen, được cấp với mục đích nhập cảnh vì lý do nhân đạo, vì lợi ích của nhà nước hoặc nghĩa vụ quốc tế;
  7. Người nước ngoài đang lưu trú ở Ba Lan trên cơ sở giấy phép cư trú tạm thời, được cấp do hoàn cảnh cần lưu trú ở Ba Lan ngắn hạn,
  8. Người nước ngoài đang lưu trú tại Ba Lan trên cơ sở giấy phép cư trú tạm thời được cấp cho người nước ngoài là nạn nhân của nạn buôn bán người;
  9. Người nước ngoài đã được cấp giấy phép cư trú cố định hoặc giấy phép cư trú dài hạn của cư dân EU tại Ba Lan;
  10. Người nước ngoài có giấy phép cư trú do nước khác thuộc khối Schengen cấp (với điều kiện việc người nước ngoài lưu trú không gây nguy hiểm cho quốc phòng, an ninh quôc gia hoặc việc bảo vệ trật tự an toàn công cộng), trừ trường hợp khi người nước ngoài đó chưa xuất cảnh đến quốc gia này sau khi được hướng dẫn về nghĩa vụ phải rời khỏi đất nước Ba Lan ngay lập tức.;
  11. Người nước ngoài tạm thời được biệt phái đến cung cấp dịch vụ tại Ba Lan bởi người sử dụng lao động có trụ sở tại một quốc gia EU khác, Quốc gia Thành viên EFTA, và nếu người nước ngoài có quyền cư trúi và làm việc tại quốc gia đó, nếu quyết định buộc người nước ngoài hồi hương sẽ được ban hành vì lý do việc lưu trú ở Ba Lan mà không có thị thực hoặc thẻ cư trú hợp lệ;
  12. Người nước ngoài có thể bị đưa ngay sang nước thứ ba trên cơ sở thỏa thuận quốc tế về việc chuyển giao và tiếp nhận người sau khi người đó bị bắt giữ do vượt biên trái pháp luật;
  13. Người nước ngoài có thể bị đưa một cách nhanh nhất đến biên giới, nếu người đó bị giữ ở khu vực cận biên giới ngay sau khi vô tình vượt biên giới trái pháp luật;
  14. Người nước ngoài đang lưu trú tại Ba Lan trên cơ sở giấy chứng nhận xác nhận giả định rằng người nước ngoài là nạn nhân của nạn buôn bán người;
  15. Người nước ngoài có thể được chuyển đến một Quốc gia Thành viên khác của Liên minh Châu Âu trên cơ sở các quy định liên quan đến việc xác định Quốc gia Thành viên chịu trách nhiệm xem xét đơn xin bảo hộ quốc tế được nộp tại một quôc gia thành viên khác do công dân nước thứ ba hoặc một người không quốc tịch;
  16. Người nước ngoài được đưa đến nước thứ ba theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó để dẫn độ người bị truy tố nhằm tiến hành tố tụng hình sự đối với người đó trên lãnh thổ của quốc gia đó hoặc để thi hành bản án hoặc biện pháp an ninh hoặc
  17. Người nước ngoài được chuyển đến một Quốc gia Thành viên EU khác với tư cách là người bị truy tố theo lệnh bắt giữ của Châu Âu.

 

thời hạn hoàn thành nghĩa vụ buộc hồi hương là bao lâu?

Trong quyết định buộc người nước ngoài hồi hương có quy định thời hạn tự nguyện hồi hương là từ 15 đến 30 ngày, tính từ ngày giao quyết định. Quyết định này được ghi chú trong hộ chiếu của người nước ngoài. Cơ quan đã ra quyết định buộc người nước ngoài hồi hương phải thông báo bằng văn bản bằng ngôn ngữ mà người đó hiểu được, về cơ sở pháp lý để ra quyết định và thông báo cho người nước ngoài biết liệu họ có thể kháng cáo quyết định này và bằng cách nào. 

Thời hạn tự nguyện hồi hương không được xác định trong trường hợp xuất hiện khả năng người nước ngoài bỏ trốn hoặc vì lý do quốc phòng, an ninh quôc gia, bảo vệ trật tự, an toàn công cộng đòi hỏi. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay lập tức.

Chú ý! Cơ quan có thẩm quyền, nới có thể khiếu nại đối với quyết định của chỉ huy đơn vị Biên phòng, chỉ huy Đồn Biên phòng về những vấn đề liên quan đến việc buộc người nước ngoài hồi hương, kéo dài thời hạn tự nguyện hồi hương và rút lệnh cấm là Trưởng Văn phòng Người ngoại quốc

 

KHIẾU NẠI LÊN TÒA ÁN

Người nước ngoài, khi đã nhận được quyết định buộc hồi hương, có quyền khiếu nại lên Tòa án hành chính Tỉnh về quyết định buộc người nước ngoài hồi hương kèm theo đơn xin tạm hoãn thi hành quyết định. Trong trường hợp này, thời hạn tự nguyện hồi hương hoặc thời gian bắt buộc thi hành quyết định này được kéo dài cho đến ngày Tòa án hành chính Tỉnh ra quyết định về vấn đề đơn này.

Quy định trên không áp dụng nếu quyết định buộc người nước ngoài hồi hương được ban hành trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự an toàn công cộng hoặc lợi ích của Cộng hòa Ba Lan.

Chú ý! Vào ngày, khi quyết định buộc người nước hồi hương trở thành cuối cùng, theo quy định của pháp luật, thị thực quốc gia sẽ không còn hiệu lực, giấy phép tạm trú và giấy phép lao động hết hiệu lực.

 

CẤM TÁI NHẬP CẢNH VÀO BA LAN

Trong quyết định buộc người nước ngoài hồi hương có chỉ ra lệnh cấm tái nhập cảnh vào Ba Lan. Lệnh cấm được ban hành với người nước ngoài từ 6 tháng đến 5 năm.

Lệnh cấm tái nhập cảnh được ban hành trong các giai đoạn sau:

  1. Từ 6 tháng đến 3 năm – trong trường hợp người nước ngoài


a) đã hoặc đang lưu trú ở Ba Lan mà không có thị thực hợp lệ hoặc giấy tờ hợp lệ khác cho phép nhập cảnh và cư trú ở Ba Lan, nếu thị thực hoặc giấy tờ khác đang hoặc đã được yêu cầu,,
b) không rời khỏi Ba Lan sau khi đã sử dụng thời gian lưu trú được phép trong lãnh thổ của (tất cả hoặc một số) các quốc gia Schengen mà người đó được phép nhập cảnh mà không cần thị thực, trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào, trừ khi các thỏa thuận quốc tế có quy định khác;
c) không rời khỏi Ba Lan sau khi sử dụng thời hạn lưu trú cho phép được nêu trong thị thực Schengen trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào, hoặc sau khi sử dụng thời gian lưu trú cho phép trên cơ sở thị thực quốc gia;
d) không có đủ nguồn tài chính cần thiết để trang trải các chi phí lưu trú tại Ba Lan, chi phí trở về nước xuất xứ hoặc nơi cư trú;
e) ra ngoài khu vực cận biên giới mà người đó được phép lưu trú theo giấy phép giao thông biên giới  địa phương;
f) ở lại Ba Lan sau khi hết thời hạn lưu trú mà người đó được hưởng trên cơ sở giấy phép lưu thông biên giới địa phương;
g) mục đích và điều kiện lưu trú của người nước ngoài tại Ba Lan không phù hợp với mục đích đã khai báo, trừ khi pháp luật cho phép thay đổi;
h) quyết định từ chối cấp quy chế tị nạn hoặc sự bảo hộ bổ sung hoặc quyết định ngừng thủ tục cấp quy chế tị nạn đã được ban hành và người đó đã không rời khỏi Ba Lan trong thời gian quy định.

  1. Từ 1 đến 3 năm – trong trường hợp nếu người nước ngoài:
    a). đang làm việc hoặc đã làm việc mà không có giấy phép lao động được yêu cầu, giấy tuyên bố của người sử dụng lao động đã đăng ký về việc ủy ​​thác công việc cho người nước ngoài hoặc đã bị phạt vì lao động bất hợp pháp, hoặc
    b). đã tiến hành hoạt động kinh doanh trái với luật pháp Ba Lan.
  2. Từ 3 đến 5 năm, trong trương hợp nếu người nước ngoài:
    a) bị ghi tên vào Hệ thống Thông tin Schengen với mục đích từ chối nhập cảnh hoặc vào danh sách những người nước ngoà không có lợi ở Ba Lan;
    b) với bản án cuối cùng ra tại Ba Lan đã bị kết án tù phải thi hành án và có căn cứ để tiến hành tố tụng chuyển người này ra nước ngoài (dẫn độ) nhằm mục đích thi hành bản án đã áp dụng đối với anh ta;
    c) việc người nước ngoài tiếp tục lưu trú ở Ba Lan sẽ gây ra mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng đã được xác nhận qua kiểm tra y tế hoặc đối với các mối quan hệ quốc tế của một Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu khác;
  3. 5 năm, trong trường hợp nếu người nước ngoài:
    a) không được cư trú ở Ba Lan vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc bảo vệ trật tự, an toàn công cộng. 

 

RÚT LỆNH CẤM NHẬP CẢNH

Cơ quan đã ra quyết định buộc người nước ngoài hồi hương, theo yêu cầu của người nước ngoài, có thể rút lệnh cấm nhập cảnh, nếu người nước ngoài chứng minh đượcrằng:

- đã hoàn thành các nghĩa vụ phát sinh từ quyết định buộc người nước ngoài hồi hương (ví dụ, đã rời khỏi Ba Lan trong thời hạn được ghi trong quyết định), hoặc

- việc tái nhập cảnh vào Ba Lan hoặc các nước khối Schengen khác sẽ diễn ra vì những hoàn cảnh chính đáng, đặc biệt là vì lý do nhân đạo, hoặc

- đã được hỗ trợ trong sự hồi hương tự nguyện

Lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh vào Ba Lan sẽ không được rút, nếu::

- việc nhập cảnh hoặc cư trú của người nước ngoài tại Ba Lan có thể gây ra mối nguy hiểm đối với quốc phòng hoặc an ninh quốc gia hoặc việc bảo vệ trật tự và an toàn công cộng hoặc vi phạm lợi ích của Ba Lan, hoặc

- người nước ngoài chưa thanh toán các chi phí liên quan đến việc ban hành và thi hành quyết định buộc người nước ngoài hồi hương mà người đó có nghĩa vụ phải trả.

 

Chú ý! Lệnh cấm nhập cảnh cũng không được rút lại nếu chưa hết một nửa thời hạn đã ban hành

Cơ sở pháp lý

Đạo luật về người nước ngoài ngày 12 tháng 12 năm 2013 (tức là Công báo năm 2020, mục 35)

Đánh giá chúng tôi

What is the sum of 9 and 4?